Tìm kiếm văn bản

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS MƯỜNG THANH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TẦM NHÌN 2020

Trường THCS Mường Thanh tiền thân là trường phổ thông sơ sở Hà Nội - Điện Biên Phủ. Năm 1993, các cơ quan của Tỉnh chuyển về Thị Xã Điện Biên Phủ nên số học sinh của trường tăng đột biến, trường phải học ba ca. Trước tình hình đó, UBND Tỉnh đó quyết định chia tách trường PTCS Hà Nội – ĐB Phủ thành Trường Tiểu học Hà Nội –ĐB Phủ và trường THCS Mường Thanh theo QĐ số 584/QĐ-UB-TC ngày 21/11/1994 của UBND Tỉnh Lai Châu nay là Tỉnh Điện Biên. Ngày đầu mới thành lập, trường có 85 cán bộ giáo viên, công nhân viên, 40 lớp với trên 1500 học sinh . Từ năm học 1994 – 1995 đến năm học 1997-1998, do sự phát triển số lượng học sinh nên Trường lại được chia tách ra thành các trường THCS Tân Bình, THCS Thanh Bình và trường THCS Noong Bua (Nay là Trường THCS Him Lam ).

Số kí hiệu Số: /KH-THCSMT
Ngày ban hành 10/12/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực 11/12/2019
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Công văn, văn bản khác
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển

Nội dung

Trường THCS Mường Thanh tiền thân là trường phổ thông sơ sở Hà Nội -  Điện Biên Phủ. Năm 1993, các cơ quan của Tỉnh chuyển về Thị Xã Điện Biên Phủ nên số học sinh của trường tăng đột biến, trường phải học ba ca. Trước tình hình đó, UBND Tỉnh đó quyết định chia tách trường PTCS Hà Nội – ĐB Phủ thành Trường Tiểu học Hà Nội –ĐB Phủ và trường THCS Mường Thanh theo QĐ số 584/QĐ-UB-TC  ngày 21/11/1994 của UBND Tỉnh Lai Châu nay là Tỉnh Điện Biên. Ngày đầu mới thành lập, trường có 85 cán bộ giáo viên, công nhân viên, 40 lớp với trên 1500 học sinh . Từ năm học 1994 – 1995 đến năm học 1997-1998, do sự phát triển số lượng học sinh nên Trường lại được chia tách ra thành các trường THCS Tân Bình, THCS Thanh Bình và trường THCS Noong Bua (Nay là Trường THCS Him Lam ).
 Trong những ngày đầu mới thành lập, hoạt động giáo dục của trường gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Với diện tích gần 4000 m2, có hai dãy nhà hai tầng với 20 phòng học đủ cho việc học 2 ca, sân chơi chật hẹp và không có bãi tập thể dục cho học sinh, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập chưa đủ đáp ứng với yêu cầu. Cán bộ quản lý nhà trường chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị; 95% đội ngũ giáo viên là nữ; trình độ đào tạo chưa cao (còn có giáo viên chưa đạt chuẩn) và mới có 5/79 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, năm 1994 có 3/79 đ/c đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song lại thiếu các loại hình đào tạo nhất là từ khi ngành thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông; chất lượng học sinh không đồng đều, đặc biệt vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Từ năm học 2007-2008 đến nay,  Dự án THCS II đầu tư vốn và sự quan tâm của Sở GD & ĐT đã cho khởi công xây dựng một ngôi nhà 3 tầng với 6 phòng chức năng cùng trang thiết bị của các phòng thực hành, được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả.
  Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của nhà trường trong công tác giáo dục tại địa phương, là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, Cùng các trường phổ thông xây dựng ngành giáo dục Điện Biên phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
I/ Tình hình nhà trường.
 1. Điểm mạnh.
- Ban giám hiệ 02; Trình độ đào tạo: Đại học
- Giáo viên: 36 Trình độ đào tạo: đại học 19; cao đẳng: 17;
- Nhân viên: 05 đồng chí; Trình độ: Đại học 01, trung cấp 02; sơ cấp: 02
- Trường có 01 chi bộ với tổng số 18 đảng viên
- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần cụ thể. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, phân công công việc cụ thể,
Phối hợp nhịp nhàng.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Đa số HS có ý thức tu dưỡng rèn luyện, có ý thức học tập.
Kết quả hai mặt giáo dục học sinh năm 2011- 2012

Tổng số Đạo đức Học tập
tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB yếu Kém
482 354 103 23 2 102 203 137 32 8
Chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao thể hiện bằng số lượng học sinh giỏi các cấp. Năm học 2011- 2012 có  138 em đạt giải cấp cấp trường ; HS giỏi  lớp 9 cấp Thành Phố  có 33 em  và có  25 em đạt giải cấp Tỉnh.
Học sinh lớp 9  xét tốt nghiệp: đạt 99,1%. Học sinh lớp 9 thi vào trường chuyên Lê Quí Đôn đạt 47,2%.   
Các phong trào thi đua của ngành phát động đều hưởng ứng có chất lượng, hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt, thúc đẩy  chất lượng giáo dục toàn diện.
Kết quả  giáo viên: 6 CSTĐCS, 34 giáo viên xếp loại xuất sắc, 2 giáo viên xếp loại khá, 16 giáo viên giỏi cấp thành phố, 8 giáo viên và cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh.
- Cơ sở vật chất: Đủ cơ sở vật chất đảm bảo trường chuẩn Quốc gia
+ Phòng học: 20
+ Phòng thực hành: 5
+ Phòng Thư viện: 01 (64m2)
+ Phòng tin học: 01 với 20 máy
+ Nhà rèn luyện thể chất: 0
+ Phòng đa năng: 0
+ Phòng học liệu: 0
+ Phòng phục vụ: 01
+ Diện tích sân chơi bãi tập: 700 m2  
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học (tuy nhiên, bàn ghế học sinh chưa đảm bảo, phòng phục vụ giáo dục còn thiếu, thiết bị dạy học thiếu, chưa chính xác, phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn).
- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục thành phố, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy.
Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, được  BGD&ĐT tặng bằng khen.
Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, được  Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Năm học 2010 – 2011: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được  UBND tỉnh tặng bằng khen.
Năm học 2011 – 2012: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được  UBND tỉnh tặng bằng khen.
Đạt các giải nhất trong HKPĐTP, hội thi GVDG TP, HSG TP, HSG tỉnh.
2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra chưa cụ thể chưa sát, chưa có các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy năng lực, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của GV.
 + Xử lí các hạn chế của giáo viên chưa kiên quyết còn nặng về hành chính, ngại
Va chạm.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên đôi khi mang tính động viên, phân công công tác đôi chỗ còn chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh theo tinh thần đổi mới. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp thấp. Ứng  dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn chậm.
- Một số môn chưa có GV vững về chuyên môn nên việc học hỏi gặp khó khăn.
- Chất lượng học sinh: 5% học sinh có học lực TB yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.
+ Tệ nạn xã hội trong phường nhiều, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình éo le nhiều nên hạn chế trong việc quan tâm tạo điều kiện cho con em học hành.
- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học bàn ghế chất lượng thấp, Phòng làm việc của giáo viên, tổ CM còn thiếu, trường lớp quá chật chội, thiết bị không đồng bộ, chất lượng thấp...
3. Thời cơ.
Trường nằm ở khu vực trung tâm, được dự án đầu tư về cơ sở vật chất.
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiều độ tuổi, tâm huyết, nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm nên có khả năng bổ khuyết cho nhau.
4. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THCS ở khu vực và thành phố tăng về số lượng, và chất lượng giáo dục. Khoảng cách giữa các trường gần nhau, trong đó có trường chất lượng cao Him Lam mới mở nên việc duy trì sĩ số HS là vấn đề đáng quan tâm.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, bám sát đối tượng. Nâng cao chất lượng HSG và chất lượng đại trà.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề, tự hào về truyền thống nhà trường trong những năm qua.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá chât lượng giáo dục vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
- Công tác tuyên truyền tới toàn thể xã hội những kết quả nhà trường đã đạt được cả về CSVC, chất lượng dạy - học.
II/ Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị .
1. Tầm nhìn.
Là một trong những trường của thành phố mà học sinh trong khu vực và lân cận sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới.
2. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương đảm bảo các yêu cầu chung về chất lượng giáo dục, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ.                   
 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tình đoàn kết                                                     - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm                                        - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng                                                     - Tính sáng tạo
- Tính trung thực                                                  - Luôn luôn vươn lên
III/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1. Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có  chất lượng giáo dục cao.
 2. Chỉ  tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.           
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: từ 31 đến 49 người, trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 đến 03 đồng chí
+ giáo viên: 25 đến 43 đồng chí
+ Nhân viên: 05 đồng chí
- Phấn đấu 70% giáo viên đạt trình độ đại học trong đó có tổ trưởng chuyên môn.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính ở trình độ A trở lên.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 15% .
2.2. Học sinh
- Qui mô:      + Lớp học: 12 à 17 lớp.
 + Học sinh: 360 => 525 học sinh.
- Chất lượng học tập:
 + Trên 45% học lực khá, giỏi trở lên trong đó 8% học lực giỏi
           + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém < 5%.
          + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS 96% trở lên
+ Lớp 9 đỗ vào các trường THPT: trên 95% trong đó đỗ vào trường Lê Quý Đôn trên 15%.
                   + Học sinh giỏi các môn văn hóa: Cấp tỉnh: 10 giải/ năm trở lên; Cấp thành phố: 20/ năm trở lên; Cấp trường: 80 giải/ năm trở lên (cả khối 6,7,8) trở lên
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
  + Học sinh có hạnh kiểm khá tốt: 95%, đạo đức yếu dưới 1%
  + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất.
 - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được đầu tư xây dựng đầy đủ; trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đủ, đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được xây dựng theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục toàn diện là danh dự của nhà trường”
V/ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và bám sát đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
 Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên .
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
      Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có đầy đủ về số lượng và loại hình: có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết gắn bó với
nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,
   Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
          Xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đầu đủ, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Bảo quản và sử dụng hợp lí.
     Người phụ trách :  Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và nhân viên thiết bị, kế toán đơn vị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, trong giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Động viên GV mua máy tính cá nhân và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học phục vụ vào công việc. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp quản lý, hội cha mẹ HS để trang bị thêm thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT.
         Người phụ trách: Phó hiệu trưởng chuyên môn và tổ tin học.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển giáo
dục tại địa phương.
* Nguồn lực chính:    
+ Bên trong ngân sách nhà nước.
+ Bên ngoài: các nhà doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh. Các nguồn từ xã hội hóa
 6. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường: tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, GV-HS là những tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, người thân và toàn xã hội.
VI/ TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, PHHS, học sinh, chính quyền địa
Phương, các đoàn thể xã hội, với lãnh đạo ngành.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: từ 2010 đến 2012 tiếp tục duy trì những yếu tố cơ bản tạo nên nhà trường có chất lượng đảm bảo yêu cầu chung, xây dựng đầy đủ CSVC nhà
Trường. Giữu vững trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giai đoạn 2: từ 2012 đến 2015 nâng chất lượng dạy và học ở mức độ cao hơn, tạo uy tín. Hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu, nâng cao các tiêu chí đã đạt được
của trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Giai đoạn 3: từ 2015 đến 2020 hoàn thành sứ mệnh tạo dựng môi trường học
Tập có chất lượng tốt. Giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia.
4. Phân công nhiệm vụ
- Đối với hiệu trưởng : tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thông báo đến chính quyền địa phương, các đoàn thể, báo cáo về lãnh đạo Ngành để có sự hỗ trợ cho kế hoạch phát triển. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch, có những đề xuất kịp thời để điều chỉnh kế hoạch phát triển. Xây dựng nội dung cụ thể cho từng thời điểm, phân công cụ thể, tạo động cơ khuyến khích mọi cá nhân
nhân thực hiện.
- Đối với  phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp bổ sung vào kế hoạch (nếu có).
- Đối với các tổ chuyên môn : Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch phát triển. Chỉ đạo tổ đầu tư xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG theo từng môn, từng khối, xây dựng kế hoạch dạy thêm bám sát đối tượng, chuẩn kiến thức, xây dựng nội dung ôn các môn dự thi vào trường Lê Quý Đôn triển khai từ tháng 4 hàng năm. Chỉ đạo và quản lý tổ viên trong việc thực hiện các kế hoạch (tổ có vai trò quan trọng,
Chỉ đạo trực tiếp CB-GV)
- Đối với các đoàn thể trong nhà trường : Đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với Ban Chỉ đạo thực hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Phối kết hợp tạo thành khối thống nhất cao,
Đồng bộ trong việc thực hiện kế hoạch.
- Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Chủ động học hỏi trau dồi chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn. Chú trọng xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG, dạy thêm, nội dung ôn thi vào các trường THPT sát thực. Xác định vai trò quan trọng quyết định của bản thân trong việc tạo dựng lên chất lượng cũng như thương hiệu của nhà trường.
V/ KIẾN NGHỊ:
          - Đề nghị UBND TP quan tâm giải toả hộ dân trong khu vực trường để đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường.
          - Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất , phòng làm việc, văn phòng của nhà trường.
 
                                                                     
 
HIỆU TRƯỞNG                                                                 
 
 
 
 
 
 
 
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 

 File đính kèm

Các văn bản cùng lĩnh vực "Giáo dục"

Văn bản mới

Số: 75 / KHTHCS MT

KẾ HOẠCH Thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trường THCS Mường Thanh Năm học 2023 - 2024

Thời gian đăng: 12/08/2024

lượt xem: 37 | lượt tải:22

Số: 75 / KHTHCS MT

KẾ HOẠCH Thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trường THCS Mường Thanh Năm học 2023 - 2024

Thời gian đăng: 12/08/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:18

36/2017/TT-BGDĐT

Biểu mẫu 09

Thời gian đăng: 12/08/2024

lượt xem: 38 | lượt tải:29

số 53/KH-THCSMT

ĐƠN XIN DỰ XÉT TUYỂN LỚP 6 TRƯỜNG THCS MƯỜNG THANH TP ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM HỌC 2024 - 2025

Thời gian đăng: 02/06/2024

lượt xem: 71 | lượt tải:75

Mường Thanh, ngày ....... tháng 6 năm 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN DỰ XÉT TUYỂN LỚP 6 TRƯỜNG THCS MƯỜNG THANH TP ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM HỌC 2024 - 2025

Thời gian đăng: 02/06/2024

lượt xem: 142 | lượt tải:39
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây